Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Công Nghệ
Hại con khi lạm dụng iPhone, iPad
Hai thiết bị công nghệ phổ biến là iPhone và iPad đã trở nên quá thông dụng ở nhiều gia đình. Nhiều bố mẹ dùng các thiết bị số này để dạy con mà không biết rằng đã gián tiếp làm hại con mình.

 


Dùng iPad để “trông” con

 

Bé Sim được gần 4 tuổi thì vợ chồng anh Tùng, chị Lan Anh, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có em bé thứ hai. Cũng từ đó Sim bị “ra rìa” và người bạn thân thiết với cu cậu hàng ngày là chiếc iPad. “Hai ông bà nội, ngoại đều bận công việc, bố mẹ thì tập trung cho em bé nên đành phải dùng iPad để “trông” con. Bất đắc dĩ nhưng cũng hữu ích” - anh Tùng giải thích lý do cậu con trai mới 4 tuổi phải làm bạn với công nghệ số.

 

“Dù sao thì mình cũng không thể cùng một lúc chăm hai đứa khi bố bọn trẻ bận” - chị Lan Anh chia sẻ. Theo chia sẻ của vợ anh Tùng, là giáo viên dạy mẫu giáo, chị hiểu phần nào tác hại của các thiết bị số đối với con trai mình và ngay ở trường học, nơi chị công tác cũng cấm tuyệt đối bố mẹ cho con mang thiết bị số tới lớp nhưng chị tặc lưỡi cho qua. 

 

Lo lắng đối với sức khỏe, nhất là đôi mắt của con, hai anh chị cũng cố gắng hạn chế tới mức tối đa, song để dứt tình trạng này, chắc cũng phải... ít nhất một năm nữa. “Vừa cho cu cậu thứ hai ăn sữa, nhìn Sim dán mắt vào cái iPad cũng xót xa lắm nhưng còn hơn cháu ra đường chơi mà mình không trông được” - chị Lan Anh buồn rầu nói.

 

Không thực sự hiểu rõ về tác hại của các thiết bị số, nhưng từ hơn một năm nay, anh Hải, chị Thu, ở quận Ba Đình cũng cố gắng hạn chế tới mức tối đa thời gian cô con gái 5 tuổi tiếp cận với điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad. “Trước đây thì mơ hồ, nhưng hôm đầu tháng vừa rồi đưa con đi khám mắt, bác sỹ cảnh báo thị lực của con có biểu hiện giảm, vợ chồng tôi mới quyết định không cho con dùng điện thoại và máy tính bảng nữa” - anh Hải cho hay.

 

Đến nhà anh Nam, chị Thùy, ở quận Hoàng Mai vào lúc 20g  sẽ luôn bắt gặp tình cảnh chung của nhiều gia đình trẻ hiện nay. Anh Nam đang say sưa với bản tin thể thao trên vô tuyến, chị Thùy cắm cúi chat trên facebook với chiếc iPhone, còn bé Mai gần 4 tuổi thì đang dán mắt xem clip nhạc thiếu nhi trên chiếc iPad. Mỗi người một góc, một vẻ, chẳng ai bận tâm đến ai.

 

Chị Thùy cho biết, vì tình cảnh này mà nhiều khi hai vợ chồng cãi nhau nảy lửa chỉ vì chẳng ai chịu chơi với con. “Đi làm về, mình lao đầu vào cơm nước. Trong khi anh ấy thì đánh cầu lông ở ngõ đến bữa mới vào ăn. Ăn xong mình vào lướt mạng, anh ấy lại dán mắt vào tivi. Chẳng ai chịu ai nên đành lấy iPad hay iPhone ra cho con bé chơi, lâu rồi thành quen” - chị Thùy tâm sự. 

 

Anh Nam thì cho rằng, trẻ con tiếp xúc sớm với công nghệ khiến nó “khôn và thông minh hơn”. “Đi làm cả ngày về mệt mỏi rồi, sức đâu mà chơi với con. Các thiết bị thông minh đó dạy nó có khi tốt hơn mình. Tôi thấy nhiều gia đình cũng nghĩ và đang làm như vợ chồng tôi” - anh Nam bày tỏ.

 

Dùng các thiết bị công nghệ số để dạy con, thay vì trông con hay chơi với trẻ đang là xu hướng phổ biến ở rất nhiều các gia đình trẻ hiện nay.

 


Lạm dụng các thiết bị công nghệ số dẫn đến hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe, sự phát triển và nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với trẻ.     Ảnh: Nguyễn Toàn

 

Lợi 1, hại 10

 

Chuyên gia tâm lý Phạm Đức Chuẩn cho biết, rất nhiều trường hợp trẻ gặp vấn đề về tâm lý do lạm dụng đồ công nghệ. Ban đầu, phụ huynh thường cho con chơi để trẻ ngồi ngoan, ăn ngoan và mình có thời gian rảnh. Sau, trẻ thích thú với các đồ công nghệ, trong khi bố mẹ sau một ngày làm việc thường mệt mỏi, dễ cáu bẳn, ngại khởi xướng các trò để cùng chơi với con... và việc này lặp đi lặp lại, khiến trẻ ngày càng chìm đắm vào thế giới ảo.

 

Điều nguy hiểm nhất là thường bố mẹ nhận ra tình trạng này rất muộn, khi con đã có những biểu hiện bệnh lý. Trước đó, nhiều người vẫn tự hào khoe con sử dụng thành thạo iPhone, iPad, thậm chí, có thể mở được khi người lớn đã khóa máy. “Trẻ con không đi từ lý thuyết đến thực hành như người lớn mà từ thực hành đến trí khôn. Vì thế, việc con tự biết mở máy, chơi game, dùng iPhone nhoay nhoáy không có gì là đặc biệt” - chuyên gia này chỉ rõ.

 

Các chuyên gia tâm lý cũng cho biết, những trẻ dùng nhiều iPhone, iPad không rèn được sự khéo léo nên sẽ bất lợi sau này. Nhiều em không thể xúc ăn, không thể cầm bút và gặp khó khăn khi tới trường. Hơn thế, khi suốt ngày chúi đầu vào máy móc, trẻ không giao tiếp, khả năng ngôn ngữ hạn chế, thờ ơ với mọi thứ xung quanh, dễ hung tính. “Khi nhận thấy con quá ham thích iPhone, iPad hay tivi cần sửa ngay bằng cách hạn chế cho con tiếp xúc với các vật dụng này, bố mẹ cần tạo niềm vui cho con, chơi với con nhiều hơn, đưa trẻ đến khu vui chơi, siêu thị, sân bóng...”.

 

Thạc sỹ, bác sỹ Phạm Minh Triết, Trưởng khoa tâm lý BV Nhi Đồng 1 cho hay, nhiều trẻ lúc nhỏ nói tốt, nhưng khi lớn hơn thì khả năng ngôn ngữ lại kém đi do xem tivi, chơi điện thoại quá nhiều. 

 

Nhiều ông bố, bà mẹ cho con ôm iPad để đút ăn cho nhanh, hậu quả là có những trẻ đến 5, 6 tuổi vẫn phải đút, không tự ăn được. Trẻ thiếu thích nghi với môi trường xã hội, không tự lập. Ngoài ra, việc cho trẻ dưới 6 tuổi xem tivi, chơi iPad, iPhone... nhiều sẽ tạo ra một môi trường thiếu kích thích dẫn đến trẻ sẽ phát triển khiếm khuyết, có thể về nhận thức, có thể về vận động hoặc ngôn ngữ.

 

Viện Nghiên cứu y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada cảnh báo rằng trẻ từ 0-2 tuổi, nếu có sự kích thích sớm đối với phát triển của não bộ đến từ việc không kiểm soát các thiết bị công nghệ (ĐTDĐ, internet, iPad, TV), có liên quan đến những rối loạn về khả năng chú ý, nhận thức, học hỏi, gia tăng sự bốc đồng và suy giảm khả năng tự điều chỉnh.

 

Do các thiết bị công nghệ đòi hỏi những vận động hạn chế nên có thể khiến cho quá trình phát triển của trẻ chậm đi. Do thiếu sự vận động nên những trẻ chơi điện tử hoặc xem TV quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng béo phì. Cũng theo khảo sát trên, nếu trẻ được phép chơi ít nhất một thiết bị điện tử trong phòng ngủ của chúng thì nguy cơ béo phì sẽ tăng 30%.  Việc dùng quá nhiều thiết bị công nghệ có thể làm gia tăng số trẻ bị trầm cảm, lo lắng, rối loạn gắn bó, giảm khả năng chú ý, bị tâm thần, rối loại lưỡng cực, và các vấn đề về thần kinh khác. 

 

Bên cạnh đó, các nội dung bạo lực trên phương tiện truyền thông có thể khiến cho trẻ có xu hướng gây hấn nhiều hơn. Chúng còn phải đối mặt với rất nhiều các nội dung về bạo lực tình dục và bạo lực thể chất được chiếu đầy rẫy trên TV, làm giảm khả năng tập trung và trí nhớ do não bộ phải điều bớt nơron thần kinh ra ngoài vỏ não. Trẻ không tập trung được thì đương nhiên là chúng sẽ không thể học tập tốt được.

 

Tổ chức Sức khỏe Thế giới đã xếp điện thoại di động và các thiết bị không dây khác vào danh mục 2B trong những thứ có khả năng tạo bức xạ ảnh hưởng tới sức khỏe. Chuyên gia cảnh báo: “Trẻ em dễ nhạy cảm với các nhân tố tác động hơn người lớn bởi não và hệ thống miễn dịch của chúng vẫn đang phát triển”.

 

-------------------------------

 

Một số quốc gia đã cấm trẻ em dùng iPhone, iPad  

 

Thành phố Kariya, Nhật Bản đã quyết định cấm trẻ em sử dụng smartphone sau 21g kể từ ngày 1-4-2014 để hạn chế việc trẻ em bị các nhà mạng lợi dụng móc túi cha mẹ và gây ra những rối loạn trong cuộc sống hằng ngày.

Hàn Quốc cũng đang phải đối mặt với vấn đề tương tự. Là một trong những nước sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, Hàn Quốc trở thành quốc gia có tỷ lệ người dân dùng smartphone cao nhất thế giới với 70% trong tổng số 50 triệu dân dùng điện thoại thông minh. 

Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chương trình như: tư vấn trên toàn quốc hay hướng dẫn các giáo viên cách ứng xử với học sinh khi chúng sử dụng smartphone, thậm chí có trường học đã tịch thu điện thoại mỗi khi vào giờ học... nhằm giúp học sinh cai nghiện smartphone. Tuy vậy, dường như những giải pháp này vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn.

 

Các chuyên gia thống nhất đưa ra lời khuyên: “Để trẻ phát triển tốt, cha mẹ không nên cho trẻ xem tivi nhiều, với trẻ dưới 6 tuổi chỉ được xem 1 giờ/ngày và tối đa dưới 2 giờ/ngày, đặc biệt không cho trẻ dưới 2 tuổi xem tivi. Việc chơi iPad, iPhone và các thiết công nghệ cũng nên được áp dụng chỉ định như việc xem tivi”.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ 'đội giá' lên đến 21.000 USD ở Mỹ (25-04-2024)
    Ông Biden ký luật yêu cầu TikTok thoái vốn ở Mỹ, chuyện gì tiếp theo? (25-04-2024)
    Các nhà khoa học Mỹ phát minh robot có khả năng tái hiện vẻ mặt con người (24-04-2024)
    Huawei 'tung đòn', Apple thêm đau đầu ở Trung Quốc (19-04-2024)
    Ứng dụng công nghệ thông minh để phát triển du lịch bền vững (19-04-2024)
    Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế-xã hội (19-04-2024)
    Người dùng Việt Nam đã gửi được ảnh chất lượng cao HD qua Messenger (10-04-2024)
    Viettel và VNPT chi hơn 10.000 tỷ để trúng đấu giá băng tần 5G (08-04-2024)
    Khách hàng chuộng xe điện giá rẻ, không đặt nặng phạm vi hoạt động (08-04-2024)
    Truyền thông Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm sáng trong lĩnh vực R&D (08-04-2024)
    Vì sao người Thái không thích xe máy Honda? (08-04-2024)
    Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ (03-04-2024)
    Cục An toàn thông tin vào cuộc hỗ trợ PVOIL bị tấn công mã hóa dữ liệu (02-04-2024)
    PVOIL bị tấn công mạng, Tổng cục Thuế đóng cổng kết nối (02-04-2024)
    Cẩn trọng khi sử dụng mạng wifi miễn phí nơi công cộng (31-03-2024)
    Apple và Google có thể phải chia tách thành các công ty nhỏ hơn (24-03-2024)
    Bản cập nhật Windows 11 mới có thể làm hư máy tính của bạn (19-03-2024)
    Người dân cần làm gì khi dữ liệu cá nhân bị rò rỉ? (14-03-2024)
    Trung Quốc phản ứng gắt với Mỹ về vụ TikTok (14-03-2024)
    Hé lộ thiết kế của Hyundai Palisade thế hệ mới (12-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Amazon có thành công với thương hiệu mới? (23-06-2014)
    Phát hiện điện thoại smartphone Trung Quốc cài phần mềm gián điệp (20-06-2014)
    Trộm ngày càng chuộng Samsung hơn iPhone (19-06-2014)
    Khám phá smartphone đầu tiên của Amazon (19-06-2014)
    Hé lộ vụ án Nokia mất hàng triệu euro vì Symbian (17-06-2014)
    Smartphone Amazon đầu tiên, cơn gió lạ hứa hẹn khuấy đảo làng di động (17-06-2014)
    Samsung có "đè bẹp" Apple trên thị trường tablet cao cấp? (15-06-2014)
    Galaxy Tab S là đối thủ thật sự của iPad (13-06-2014)
    Samsung ra mắt Galaxy Tab S mỏng 6.6 mm (12-06-2014)
    Vì sao các sản phẩm Apple luôn hút người dùng? (11-06-2014)
    World Cup trần trụi giữa bầy… hacker (10-06-2014)
    Thêm một hacker quân sự Trung Quốc bị Mỹ nhận diện (09-06-2014)
    Apple, Samsung đồng thanh hất cẳng Google (06-06-2014)
    Smartphone và máy tính bảng tăng nguy cơ béo phì (05-06-2014)
    Báo chí Trung Quốc kêu gọi trừng phạt doanh nghiệp Mỹ (04-06-2014)
    Tại sao tin nhắn SMS trên điện thoại chỉ có 160 ký tự? (03-06-2014)
    Apple ra mắt iOS 8 trong sự kiện gây buồn ngủ (03-06-2014)
    Chiến tranh mạng Mỹ - Trung: Tuyên chiến sau 8 năm nhẫn nhịn (01-06-2014)
    Có Apple sau lưng, liệu Beats Music đã đủ mạnh? (30-05-2014)
    61398 - "đội quân bóng tối" của Trung Quốc (29-05-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152765595.